Các bài viết cũ

Diện mạo nền Báo chí Việt Nam thời đại mới

                 Sau ngày miền  Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, đặc biệt từ khi nước ta tiến hành sự nghiệp đổi mới, báo chí Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng.

Hiện nay, nước ta đã có tất cả các loại hình báo chí: báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử. Cả nước hiện có hơn 60 cơ quan báo chí, với hơn 700 ấn phẩm báo chí. Đến cuối năm 2005, đài tiếng nói Việt Nam đã có 6 hệ chương trình, 452 chương trình, thời lượng phát sóng 172 giờ trong ngày. Sóng phát thanh không chỉ  đã phủ trong toàn quốc, mà còn toả khắp 5 châu, đáp ứng nhu cầu tinh thần của hàng triệu đồng bào sống ở nước ngoài. Cùng với 11 trạm phát sóng và phát qua vệ tinh của đài tiếng nói Việt Nam, còn có 64 đài tỉnh- thành phố, 606 đài phát thanh- truyền hình cấp huyện, trong đó có 288 đài phát sóng FM.

Hiện tại, đài truyền hình Việt Nam có 6 kênh, phủ sóng hơn 85% hộ gia đình Việt Nam, có 4 đài khu vực và 61 đài phát thanh và truyền hình tỉnh và thành phố. Những năm gần đây, đài đã có chương trình VTV4 phủ sóng đến nhiều vùng trên thế giới, được cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và bè bạn 5 châu hoan nghênh đón nhận.

Còn báo điện tử mấy năm gần đây cũng có bước phát triển nhanh chóng với tốc độ trên 32,5%/năm. Hiện nay ở nước ta có hơn 20 tờ báo điện tửhàng trăm trang thông tin điện tử, 26 nhà cung cấp dịch vu và kết nối Internet và hơn 50 nhà cung cấp thông tin và báo  điện tử trên Internet…

Thực tế cho thấy, báo chí nước ta đã là món ăn tinh thần không thể thiếu được của các tầng lớp nhân dân, báo chí thực sự đã đến với nhiều đối tượng, trở thành người bạn thân thiết hàng ngày của họ. Có được những điều ấy bởi lẽ,  báo chí là tiếng nói của Đảng, nhà nước , đoàn thể chính trị, tổ chức xã hội nghề nghiệp, là tiếng nói của nhân dân, là diễn đàn tin cậy của các tầng lớp quần chúng trong xã hội.. Báo chí đã và đang đáp ứng  quyền và trách nhiệm được cung cấp thông tin của đông đảo cán bộ, nhân dân trong  toàn xã hội. Đồng thời thể hiện tốt vai trò của mình trong việc quản lý các vấn đề văn hoá xã hội.

 

……………………………………………………………….

(st)